LỤA LÀ - HÀNH TRÌNH GÌN GIỮ TINH HOA VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Làng lụa Vạn Phúc hay làng lụa Hà Đông, nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông - là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng lâu đời. Làng Vạn Phúc trước kia có tên là Vạn Bảo, do kỵ húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Nói về lịch sử ra đời của làng, có khá nhiều tương truyền. Theo lời kể của bác Quỳnh - thủ từ tại Đình Vạn Phúc, bà Ả Lã Đê Nương - một hậu duệ của vua Hùng là người đã truyền dạy cho nhân dân ấp Vạn Bảo cách trồng dâu, nuôi tằm, truyền nghề dệt lụa. Từ cuối thế kỷ thứ IX, dân làng Vạn Phúc phát triển nghề dệt lụa trong hàng nghìn năm lịch sử dân tộc cho đến thời điểm hiện tại.

Đặc sắc trong nét văn hóa của làng lụa Vạn Phúc là sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị truyền thống và hiện đại. Làng nghề truyền thống này hiện có hơn 800 hộ dân làm nghề. Nhiều gia đình nơi đây vẫn còn giữ lại những khung dệt từ thời cha ông để lại, kết hợp với các công cụ tăng năng suất lao động là những khung dệt cơ khí hiện đại hơn. Mỗi năm, làng vẫn trở nên nhộn nhịp với 3 dịp lễ lớn: Hội làng diễn ra trong ba ngày đầu năm, ngày sinh của Thành hoàng làng diễn ra vào mùng 10 tháng 8 âm lịch, và ngày mất của ngài vào 25 tháng Chạp. Trải qua nhiều thế hệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, dung dị nhưng không kém phần tinh tế, sắc sảo.

Nhóm du khách nước ngoài ghé thăm làng lụa Vạn Phúc

Nhóm du khách nước ngoài ghé thăm làng lụa Vạn Phúc

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đang đứng trước những vận hội và tiềm năng phát triển to lớn, nhưng song song với những lợi thế như vậy cũng tồn tại nhiều khó khăn, trăn trở, đặc biệt trong việc bảo tồn và gìn giữ văn hóa làng nghề dệt lụa truyền thống. Việc theo và học hỏi thành thạo được nghề dệt là một khó khăn nhưng viêc thế hệ trẻ có chọn lựa kế thừa nghề truyền thống hay không lại là một khó khăn lớn khác. Từ những trăn trở như vậy, nhóm sinh viên lớp Truyền thông Đa phương tiện K42 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã xây dựng và phát triển dự án truyền thông văn hóa “Lụa Là” với mong muốn đưa nét đẹp văn hóa, lịch sử, con người Vạn Phúc đến gần với giới trẻ cũng như du khách trong và nước ngoài.

Nhóm tác giả đã lưu lại những dấu ấn văn hoá ấy thông qua các sản phẩm truyền thông văn hoá của dự án Lụa Là. Trên hành trình tìm hiểu về lịch sử, văn hoá của ngôi làng, nhóm càng thấu hiểu ý nghĩa của những thước lụa được gìn giữ tay nghề hàng nghìn năm. Dự án mong rằng, thông qua các sản phẩm truyền thông văn hoá, công chúng sẽ có góc nhìn sâu sắc hơn về làng nghề, về những khía cạnh ẩn sâu chưa được khai thác, về những người dân nơi đây, lớn lên gắn bó với gấm lụa.

Nhóm tác giả đã gặp gỡ và trò chuyện cùng bác Quỳnh - Thủ từ tại Đình Vạn Phúc

Nhóm tác giả đã gặp gỡ và trò chuyện cùng bác Quỳnh - Thủ từ tại Đình Vạn Phúc

Nhóm tác giả đã gặp gỡ và trò chuyện cùng bác Quỳnh - Thủ từ tại Đình Vạn Phúc

Nhóm tác giả đã gặp gỡ và trò chuyện cùng bác Quỳnh - Thủ từ tại Đình Vạn Phúc

Trong quá trình thực hiện, nhóm đã cho ra mắt thành công 3 sản phẩm Podcast và 1 bài báo mạng

“Rực rỡ nếp lụa Vạn Phúc trong sắc màu hội nhập” trên trang tin Truyền thông trẻ

“Rực rỡ nếp lụa Vạn Phúc trong sắc màu hội nhập” trên trang tin Truyền thông trẻ

Bức tranh đáng quý từ bàn tay của người thợ khuyết tật

Bức tranh đáng quý từ bàn tay của người thợ khuyết tật

“Rực rỡ nếp lụa Vạn Phúc trong sắc màu hội nhập”

Là bài báo được đăng tải trên trang tin Truyền thông trẻ, với nội dung xoay quanh về làng nghề Vạn Phúc cũng như Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề.

Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch làng nghề Vạn Phúc

Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch làng nghề Vạn Phúc

Không dừng lại ở nỗ lực lan tỏa văn hóa làng nghề, “mục tiêu quan trọng chính là thúc đẩy sản xuất bởi xu thế bây giờ là vừa làm sản xuất vừa phát triển du lịch làng nghề. Hoạt động du lịch giúp phát triển hoạt động thương mại sản xuất và ngược lại.” Đây chính là mong muốn của ông Phạm Khắc Hà và cũng là mong muốn to lớn của làng lụa Vạn Phúc nói riêng cùng các làng nghề truyền thống khác nói chung. Khi du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề đang dần trở nên phổ biến, việc phát triển kinh tế làng nghề cũng càng cần gắn với bảo tồn tinh hoa văn hóa bền vững.

“Tranh ghép vải Vạn Phúc: Khởi nguồn sáng tạo - Đậm nét nhân văn”

Là bài báo tôn vinh những cống hiến, nỗ lực của những nghệ nhân từ Hợp tác xã Vụn Art với dòng tranh ghép vải đặc biệt.

Điều đặc biệt làm nên tên tuổi của dòng tranh ghép vải của Vụn là nguồn nguyên liệu để tạo nên thành phẩm và giá trị cộng đồng mà mỗi sản phẩm mang lại. Họ đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là những người lao động thuộc nhóm yếu thế; làm sống dậy những nét đẹp truyền thống khi thành công đưa họa tiết tranh dân gian Đông Hồ, Phố cổ... lên trên mặt vải. Dòng tranh đặc biệt này còn được đánh giá cao trong các triển lãm như Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Art Prize, Triển lãm Doanh nghiệp xanh của cựu sinh RMIT…; được trưng bày tại nhiều địa điểm nổi tiếng như: Đường hoa Home Hanoi Xuan, thành phố sáng tạo Mailand Hanoi City... Đây là điểm sáng mới, là dấu ấn quan trọng của du khách khi nhớ về truyền thống Việt Nam.

Về kênh Podcast, nhóm đã lựa chọn nền tảng Spotify là nơi đăng tải nội dung chính với tên series: “Chuyện của Làng lụa”. Những số đầu tiên được đăng tải trên Chuyện của Làng lụa lần lượt là: “Trải nghiệm một lần đi fes Vạn Phúc”, ...

Nhộn nhịp Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc

Chị Linh , nhân viên đang làm việc tại xưởng sản xuất Vụn Art

Mái đình Vạn Phúc linh thiêng, yên bình giữa lòng phố lụa

Nhộn nhịp Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc

Chị Linh , nhân viên đang làm việc tại xưởng sản xuất Vụn Art

Mái đình Vạn Phúc linh thiêng, yên bình giữa lòng phố lụa

TRẢI NGHIỆM MỘT LẦN ĐI FES VẠN PHÚC

Cứ vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 hàng năm, nơi đây sẽ tổ chức Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. Không chỉ là dịp xúc tiến thương mại, góp phần nâng cao vị thế, khẳng định giá trị đối với du khách trong và ngoài nước; đây cũng là cơ hội để du khách trải nghiệm gần như trọn vẹn về làng lụa.

Năm 2023, tuần lễ quay lại với chủ đề “Vạn Phúc – sắc màu hội nhập”, là hoạt động gắn với kỷ niệm 20 năm ngày thành lập phường Vạn Phúc và đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề dệt lụa. Trong số Podcast này, người nghe sẽ được dẫn dắt qua từng không gian độc đáo: từ ngôi chùa cổ kính, khu chợ đầy sắc màu đến khu Trung tâm bảo tồn - phát triển Lụa Vạn Phúc chất lượng cao...

Nhộn nhịp Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc

Nhộn nhịp Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc

VỤN ART CHUYỆN CHƯA KỂ - TỪ CÁI TÂM ĐẾN CÁI TẦM

Điểm đến đặc biệt trong số Podcast thứ hai của Lụa là đó chính là hợp tác xã Vụn Art - nơi những ước mơ của người khuyết tật được ghép thành bức tranh đời sống muôn màu. Vụn Art là nơi làm việc nhưng cũng là ngôi nhà chung ấm áp của những người lao động khuyết tật, được thành lập năm 2017 bởi anh Lê Việt Cường - một người khuyết tật vận động. Tại đây, họ sẽ được đào tạo nghề và tham gia quá trình sản xuất ra những sản phẩm được làm từ vải vụn.

“Một mảnh vải vụn sẽ góp phần tạo nên một bức tranh nghệ thuật nếu được đặt đúng chỗ. Một người khuyết tật cũng có thể đóng góp những phẩm chất tuyệt vời của mình để làm đẹp cho cuộc đời nếu tìm được đúng vị trí của mình”, đây chính là thông điệp và cũng là sứ mệnh của Vụn Art.

Những mảnh vải vụn dưới bàn tay khéo léo của người thợ khuyết tật

Những mảnh vải vụn dưới bàn tay khéo léo của người thợ khuyết tật

Bên cạnh đó, Lụa là cũng có cơ hội được phỏng vấn chị Linh - một trong 36 nhân viên đang làm việc tại Vụn. Dẫu gặp nhiều khó khăn nhưng những người khuyết tật tại đây vẫn luôn nỗ lực từng ngày để bản thân không trở thành gánh nặng cho gia đình hay xã hội.

Chị Linh , nhân viên đang làm việc tại xưởng sản xuất Vụn Art

Chị Linh , nhân viên đang làm việc tại xưởng sản xuất Vụn Art

ĐÌNH VẠN PHÚC - CÁI NÔI NGHỀ LỤA HÀ ĐÔNG

Trong số Podcast này, người nghe sẽ được giải đáp những thắc mắc quen thuộc về đình làng, gắn liền với nguồn gốc của nghề dệt lụa tại làng Vạn Phúc. Người được biết đến là “tổ nghề” của làng lụa Vạn Phúc chính là bà Lã Thị Nga, hay còn gọi là Ả Lã Đê Nương. Theo thần phả làng Vạn Phúc, trong những năm tháng sống tại ấp Vạn Bảo, Ngài không chỉ dạy nhân dân nghề canh cửi, chăn tằm dệt lụa mà còn dạy chữ, khuyên bảo dân làm điều thiện, ăn ở thuận hòa. Chính vì công lao to lớn như vậy, sau khi bà ngài hoá, người dân nơi đây đã lập đền thờ và tôn ngài làm Thành hoàng làng.

Đình làng Vạn Phúc nằm ngay chính giữa làng, được xây dựng từ thời Hậu Lê; trước cổng là một chiếc ao vuông quanh năm mặt nước trong xanh, mát mẻ. Từ xa xưa, đình luôn là tụ điểm sinh hoạt văn hóa của làng Vạn Phúc với các hoạt động nổi bật như hội làng thường niên, họp làng, tổ chức các hội nghị…. Ngày nay, ngoài tuần lễ văn hóa, Đình là nơi sinh hoạt của lớp học dạy viết thư pháp, cả thầy giáo và học trò đều là tự nguyện và đều có niềm yêu thích đối với thư pháp. Ngày thường, Đình vẫn đón người dân, du khách, đặc biệt là các đoàn học sinh, sinh viên đến tham quan và thắp hương cầu may, đỗ đạt...

Mái đình Vạn Phúc linh thiêng, yên bình giữa lòng phố lụa

Mái đình Vạn Phúc linh thiêng, yên bình giữa lòng phố lụa

  Xuyên suốt khoảng thời gian thực tế tại làng lụa Vạn Phúc, thông qua những lần nói chuyện và phỏng vấn với bác Quỳnh - thủ từ tại Đình Vạn Phúc, chị Linh - nhân viên tại xưởng sản xuất Vụn Art..., nhóm đã thu về được nhiều tư liệu quý báu, phục vụ cho quá trình thực hiện sản phẩm. Không chỉ khai thác được giá trị truyền thống của nghề dệt lụa, nhóm cũng được truyền cảm hứng bởi những câu chuyện đằng sau nghề dệt dưới sự giúp đỡ nhiệt tình bởi người dân địa phương.